Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ như thế nào? Chúng ta hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Bếp từ là một công cụ đắc lực trong gian bếp của mọi nhà, giúp người nội trợ tối ưu hóa việc nấu ăn và rất tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, bếp từ có độ an toàn khá cao, và được tích hợp nhiều tính năng vượt trội mà các dòng bếp thông thường như bếp than, bếp gas…không có được.
Bếp từ là gì?
Bếp từ là gì? Bếp từ là một loại bếp điện hoạt động dựa trên cơ chế tăng nhiệt từ từ trường. Cụ thể, khi bếp từ bắt đầu hoạt động thì dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng bên dưới mặt kính của bếp từ, sau đó sinh ra dòng từ trường với phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Dòng từ trường này sẽ tác động vào đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ và sinh ra nhiệt có tác dụng làm nóng thân nồi, từ đó giúp đun nóng làm chín thức ăn.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ
Cấu tạo của bếp từ
Bếp từ là một thiết bị nhà bếp thông minh được tạo ra dựa trên phát minh dòng từ trường của nhà vật lý học Faraday và nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-cô. Lần đầu tiên, cảm ứng từ được sử dụng để tỏa nhiệt là vào giữa thế kỷ 20, được ứng dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp nặng và sắt thép (lò cảm ứng).
Sau 150 năm, các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomson mới nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thành công nhằm tạo ra chiếc bếp từ đầu tiên trên thế giới. Một chiếc bếp từ có cấu tạo gồm một cuộn dây nhằm tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao và có thể thay đổi được. Nhiệt độ của bếp từ được điều chỉnh bằng cách thay đổi tần số này.
Đồng thời, dòng điện Fu-cô sẽ làm cho đáy nồi nấu sinh ra lượng nhiệt lớn. Như vậy, chúng ta có thể coi đáy nồi là cuộn dây thứ cấp có điện trở nhỏ. Lúc này các electron di chuyển với tốc độ cao sẽ va đập lẫn nhau và sinh ra nhiệt.
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Cơ chế hoạt động của bếp từ dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-cô. Cụ thể: Khi bếp từ bắt đầu hoạt động, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng ở dưới mặt kính. Sau đó sinh ra dòng từ trường trên mặt bếp từ ở phạm vi vài milimet.
Dưới tác động của dòng từ trường, các phân tử nhiễm từ ở đáy nồi sẽ dao động mạnh và tự sinh ra nhiệt. Đồng thời, nhiệt lượng này chỉ tác động với đáy nồi, mà không gây ảnh hưởng đến mặt kính cũng như thất thoát ra môi trường.
Khác với những phương thức nấu ăn trên bếp gas, bếp điện…, khi nấu ăn trên bếp từ thì chỉ có nồi được làm nóng, trong khi đó bề mặt bếp từ hoàn toàn cách nhiệt. Ngoài ra, nhiệt độ của bếp từ cũng không bao giờ cao hơn nhiệt đột của đáy nồi.
Trên thực tế, đáy nồi được chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt, với lượng điện tiêu thụ chuyển hóa cao từ 90% đến 96% thành lượng nhiệt đun nấu do đó sử dụng bếp từ rất tiết kiệm điện. Đồng thời, bếp từ chỉ có thể sử dụng được với những loại nồi có đáy được làm bằng kim loại hay các vật liệu nhiễm từ.
Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết bếp từ là gì và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bếp từ. Hi vọng những thông tin trên sẽ bổ sung thêm kiến thức hữu ích cho bạn.
Bếp điện từ là gì?
Bếp điện từ là loại bếp điện hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.
Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ (có thể hích được nam châm) đặt trên mặt bếp sẽ được dòng từ trường tác động và tự sinh ra nhiệt làm nóng thân nồi và từ đó sẽ đun nóng làm chín thức ăn. Nhờ cơ chế nấu này, bếp điện từ làm giảm khả năng thất thoát nhiệt, đồng thời thời gian nấu cũng rất nhanh.
Ưu điểm
Bếp điện từ sở hữu rất nhiều ưu điểm, và dưới đây là một vài ưu điểm điển hình:
– Bếp điện từ khá an toàn vì lượng nhiệt không tạo trực tiếp trên mặt bếp, khác hẳn với bếp ga. Mặt bếp cũng không quá nóng nên cũng sẽ hạn chế việc bạn bị bỏng nếu sơ ý chạm vào bếp.
– Về thời gian nấu, bếp điện từ cho khả năng đun nóng rất nhanh, hoàn toàn vượt trội so với bếp ga.
– Rất dễ vệ sinh nên nếu bạn lau chùi thường xuyên, mặt bếp sẽ luôn sáng bóng, sạch sẽ và không bay mùi. Thậm chí, bạn có thể rán trứng trên mặt bếp mà không cần dùng đến chảo.
– Bếp điện từ có thể điều khiển nhiệt độ và thời gian nấu nhờ bàn phím nên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát việc nấu nướng của mình một cách dễ dàng.
Nhược điểm
Bên cạnh đó, bếp điện từ cũng có một vài nhược điểm sau đây:
– Giá của bếp điện từ nhìn chung đắt hơn bếp ga khoảng 2 – 3 lần. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc tình hình tài chính của mình để lựa chọn một chiếc bếp thích hợp.
– Bếp điện từ chỉ có thể sử dụng khi dùng các loại nồi bằng kim loại hoặc có đáy từ tính. Thế nên bạn không thể dùng các loại nồi đất, sành sứ khi nấu với bếp điện từ.
– Công suất của bếp cũng khá lớn từ 1800 – 2200W nên bạn cần biết cách sử dụng hợp lý để không gây lãng phí điện năng tiêu thụ trong gia đình.
8 tiêu chí so sánh nên mua bếp từ hay bếp điện từ dùng tốt hơn
1. So sánh bếp từ và bếp điện từ loại nào tốt hơn
Đều là những sản phẩm, thiết bị nhà bếp quen thuộc và gần gũi nhưng người tiêu dùng vẫn cứ mãi băn khoăn không biết bếp từ và bếp điện từ thì loại nào tốt hơn?
1.1. Bếp điện từ và bếp từ khác nhau thế nào
Rất nhiều người đã từng nhầm lẫn giữa bếp từ và bếp điện từ vì cứ nghĩ rằng chúng là một, đều là các loại bếp – thuộc top 10 thiết bị nhà bếp 2019 đa năng, phổ biến. Nhưng thực ra, 2 loại bếp này hoàn toàn khác nhau.
Nếu như bếp từ được thiết kế toàn bộ hệ thống mâm từ bằng những sợi dây cáp đồng siêu bền, có tuổi thọ cao thì bếp điện từ lại được kết hợp 2 vùng nấu hồng ngoại và vùng nấu từ trên cùng một sản phẩm. Do đó, bếp điện từ không chỉ có hệ thống mâm từ mà còn sở hữu hệ thống mâm nhiệt được cấu tạo bằng các sợi dây bon tráng bạc cao cấp.
1.2. Thiết kế và mẫu mã
Một trong 7 tiêu chí đánh giá bếp từ không kém phần quan trọng chính là phần kiểu dáng thiết kế. Kiểu dáng của 2 loại bếp này đều rất hiện đại, chất lượng đồng thời vô cùng phong phú, đa dạng nhằm mang đến sự thuận tiện của người tiêu dùng trong việc mua sắm và sử dụng.
1.3. Hiệu suất đun nóng
Hiệu suất đun nóng là 1 trong những tiêu chí quan trọng để các bà nội trợ quyết định nên dùng bếp từ hay bếp điện từ. Với hiệu suất sử dụng lên tới 90% lại trực tiếp tỏa nhiệt lên nồi nấu ăn mà không gây hao phí ra bên ngoài, chắc chắn chiếc bếp từ đa năng giúp tiết kiệm nhiều thời gian nấu nướng hơn cũng như chi phí trả cho tiền điện hàng tháng của gia đình mình. Còn đối với bếp điện từ, hiệu suất hoạt động lại thấp hơn, khi chỉ đạt khoảng 65-70%.
1.4. Tính tương thích với chất liệu nồi
Một trong những nhược điểm khiến nhiều người không thích ở bếp từ, đó chính là sự tương thích với dụng cụ nhà bếp kém. Tức là sản phẩm khá kén nồi và chỉ phù hợp với những chiếc nồi đáy 3 lớp, siêu bền. Bếp điện từ lại khác, người sử dụng có thể thoải mái áp dụng các loại nồi như nồi thủy tinh, inox, sành, sứ, nung đất… đều dễ dàng có được bữa ăn ngon.
1.5. Các tính năng, công nghệ đi kèm
Thực ra, các tính năng, công nghệ đi kèm cũng được cho là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn nên mua bếp từ hay bếp điện từ. Cũng giống như nhiều dòng sản phẩm khác trên thị trường hiện nay thì cả 2 loại bếp này đều được tích hợp rất nhiều tính năng hiện đại, thân thiện. Có thể kể đến như chức năng chống trào, tự động ngắt điện, cảnh báo nhiệt độ dư thừa hay khóa trẻ em – phòng ngừa sự tò mò, kích thích của trẻ nhỏ… Ngoài ra, tác dụng của bếp điện từ có thể nấu và nướng trực tiếp trên bề mặt cực kỳ tiện lợi.
1.6. Cách sử dụng
Cả hai bếp đều có cách sử dụng rất dễ dàng. Mọi người chỉ cần tìm hiểu thật kỹ các chức năng hiển thị trên mặt kính của bếp thông qua tờ giấy hướng dẫn sử dụng khi mua sắm là sẽ áp dụng được thành thạo ngay. Tuy nhiên nên lưu ý đối với bếp điện từ là khi đun nấu xong, bạn không nên đặt tay vào khi vừa tắt bếp để tránh bị bỏng.
1.7. Khả năng vệ sinh
Tương tự như nhiều tiêu chí khác, khả năng vệ sinh của bếp từ cũng như bếp điện từ rất đơn giản và dễ lau chùi. Các chị em chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn mềm ẩm là có thể hô biến chiếc bếp thành sáng bóng như thuở ban đầu mới mua rồi. Trong trường hợp những vết bẩn quá cứng đầu thì có thể sử dụng thêm dung dịch tẩy rửa có sẵn trong nhà.
1.8. Mức giá bán
So sánh về mức giá bán thì chi phí mọi người cần bỏ ra để mua sắm 1 trong 2 loại bếp này cũng không có sự chênh lệch cao lắm. Bởi hiện nay, mức giá trung bình của bếp từ là khoảng 300.000 – 1.000.000 đồng còn bếp điện từ dao động cao hơn, từ 500.000 – 3.000.000 đồng.
2. Nên mua bếp từ hay bếp điện từ
Có thể thấy, mỗi loại bếp đều có những ưu nhược điểm riêng nên không ít người tiêu dùng cảm thấy thật băn khoăn, phân vân.
2.1. Ưu nhược điểm khi chọn bếp từ
Ưu điểm:
- Hiệu suất đun nấu cao nên sẽ vừa giúp tiết kiệm điện năng, chi phí tiền điện cũng như thời gian nấu nướng.
- Độ an toàn cao nên người sử dụng hoàn toàn yên tâm.
- Được làm bằng nguyên vật liệu cao cấp nên sản phẩm bền bỉ và có tuổi thọ cao
Nhược điểm:
- Vì công suất bếp cao nên trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ và không nên cắm chung ổ điện với thiết bị khác để an toàn.
- Kén xoong nồi, chỉ phù hợp với nồi có đáy nhiễm từ nên tốn thêm chi phí mua dụng cụ chuyên dụng.
2.2. Lý do nên chọn mua bếp điện từ
Như đã nói, bếp điện từ sở hữu tất cả các chức năng của bếp từ… Đồng thời, không chỉ nấu được 1 món ăn mà loại bếp này còn giúp các chị em nội trợ có thể nấu nhiều món ăn khác nhau cùng một lúc. Ví dụ như nướng trực tiếp thực phẩm trên mặt bếp vô cùng tiện lợi… Đặc biệt, bếp điện từ không kén nồi nên mọi chất liệu xoong nồi đều có thể sử dụng được, sẽ đỡ tốn kém một khoản chi phí nho nhỏ. Và bạn có thể tìm hiểu top 20 model mới 2019 chịu lực cao tìm chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhé.
Xem thêm:
Đăng ký lắp mạng Viettel gọi: 0964 783 777 hoặc đăng ký online |